Để nói về phong cách tân cổ người ta có thể dễ dàng tưởng tượng thấy đó là một không gian ấm áp mang hơi thở của dòng thời gian lắng đọng. Đối với phòng chủ tịch được thiết kế theo phong cách tân cổ điển, đó không chỉ là biểu tượng của thời gian mà còn là minh chứng cho sức mạnh bền bỉ, ý chí và đẳng cấp vượt mọi thời đại. Nó thể hiện rõ ràng sự hòa quyện giữa cái cũ và cái mới trong một phong cách đẳng cấp không dễ nhầm lẫn.
Bài viết dưới đây sẽ là giúp hiểu rõ hơn về phòng chủ tịch mang phong cách tân cổ – định nghĩa mới của quyền lực và đẳng cấp.
1. Thế nào là phòng chủ tịch mang phong cách tân cổ:
Phòng chủ tịch mang phong cách tân cổ là gì?
Có thể dễ dàng thấy được nghĩa của hai từ “tân cổ”. “Tân” có nghĩa là mới mẻ, hiện đại, tiến bộ. Còn “ cổ” có nghĩa là xưa cũ, truyền thống. Việc kết hợp giữa ý nghĩa của hai từ “tân cổ” có thể hiểu rằng đây là phong cách mang đến sự hòa hợp giữa truyền thống và hiện đại, nét đẹp cổ kính được khoác thêm một lớp áo mới thời thượng hơn. Với phong cách tân cổ người ta sẽ lược bỏ đi một số chi tiết rườm rà, mang đến một không gian đẳng cấp thời thượng mà vẫn giữ nguyên được nét đẹp của thời gian.
Phòng chủ tịch được thiết kế theo phong cách tân cổ sẽ có những công năng gì?
Phòng của một “thuyền trưởng” doanh nghiệp không chỉ còn là nơi làm việc, mà nó còn thể hiện sự đẳng cấp của một người thành công. Chính vì vậy đây sẽ là nơi yêu cầu những tiêu chuẩn khắt khe về sự tiện dụng, thoải mái, hỗ trợ tối đa công việc của chủ tịch một cách nhanh chóng, và hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu rõ hơn một số công năng của phòng chủ tịch mang phong cách tân cổ điển dưới đây:
Khu vực làm việc:
Khu vực làm việc của chủ tịch đòi hỏi có không gian rộng rãi, thoáng mát. Vị trí ngồi có thể dễ dàng bao quát văn phòng. Bàn ghế của chủ tịch theo phong cách này thường được thiết kế cầu kỳ với họa tiết hoa văn trạm trổ. Chúng cũng được yêu cầu khắt khe về thiết kế, vừa thẩm mỹ vừa phải đảm bảo đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu trong suốt quá trình làm việc.
Khu vực thư ký, trợ lý:
Với đặc thù công việc của thư ký thì bàn thư ký nên sắp xếp ở những vị trí thuận lợi, dễ dàng di chuyển và hỗ trợ tối đa công việc cho chủ tịch một cách nhanh nhất. Có thể đặt ở vị trí gần cửa ra vào để thuận tiện cho công việc tiếp đón khách và và xử lý các công việc hành chính khác.
Khu vực tiếp đón khách:
Khu vực tiếp đón khách với ghế sofa dài, thiết kế lịch lãm, với kiểu dáng thanh lịch, đường may tỉ mỉ. Bàn trà sang trọng, với những chi tiết thiết kế tinh tế, đẳng cấp, giúp cho quá trình chờ đợi của vị khách tới thăm trở nên nhẹ nhàng thư thái.
Khu vực phòng họp:
Luôn ưu tiên sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh: hỗ trợ đặt lịch họp, lịch làm việc với đối tác một cách nhanh chóng, khoa học. Quản lý lưu trữ tài liệu, hồ sơ thông minh, hỗ trợ truyền tải thông tin trong các cuộc họp được nhạy bén, hiệu quả.
Khu vực thư giãn, nghỉ ngơi:
Đặc thù công việc của lãnh đạo thường xuyên phải tiếp đón các đối tác, khách hàng, việc thiết kế một khu vực nhỏ trong phòng làm việc để chủ tịch có thể dễ dàng thư giãn, nghỉ ngơi luôn là việc được ưu tiên.
Khu vực trang trí:
Việc sử dụng các tủ gỗ cao cấp, được điêu khắc, trang trí tỉ mỉ từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân cũng góp phần tôn lên vẻ sang trọng, thể hiện khí chất và gu riêng biệt của người lãnh đạo.
Một số đồ trang trí yêu thích, các bằng khen thưởng cũng được tận dụng để trưng bày, trang trí cho khu vực này. Vừa làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian, vừa thể hiện sự thành công, cùng những nỗ lực suốt những năm tháng qua.
2. Phòng chủ tích mang phong cách tân cổ cần lưu ý gì khi thiết kế?
Về không gian:
Không gian phòng chủ tịch mang phong cách tân cổ sẽ đem lại một không gian ấm áp. Vừa hiện đại mà lại vừa pha nét đẹp cổ điển của thời gian. Nó sẽ không quá rườm rà như phong cách cổ điển, nhưng vẫn tôn lên được vẻ đẹp xưa cũ qua các đường nét tinh tế, tỉ mỉ.
Trong phong cách thiết kế tân cổ điển, mảng tường và trần nhà đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp thanh lịch và trang trọng. Dưới đây là một số đặc điểm về tường và trần trong phong cách này:
Tường:
Các bức tường thường được trang trí bằng phào chỉ nổi, chạy dọc ngang để tạo khung hình vuông, hình chữ nhật hoặc các hoa văn cổ điển. Đây là điểm nhấn chính giúp tường trở nên tính tế hơn và không đơn điệu.
Các chi tiết hoa văn trang trí mang đậm phong cách cổ điển trên mảng tường đôi khi cũng làm tăng thêm tính nghệ thuật.
Trần nhà:
Tương tự như tường, trần nhà trong phong cách tân cổ điển cũng có các chi tiết đắp nổi, đường phào chỉ, hoặc các hình khối hình học tạo nên sự cân đối.
Điểm nhấn trung tâm của trần nhà thường là mâm trần với họa tiết cầu kỳ, hoa văn tinh tế, nơi thường treo đèn chùm. Việc kết hợp trang trí thêm với các đèn chùm lớn, với kiểu dáng cổ điển, thường được treo ở trung tâm trần nhà, mang lại ánh sáng ấm cúng và tăng thêm vẻ xa hoa của căn phòng.
Ánh sáng:
Ngoài những đặc điểm trên thì ánh sáng vẫn luôn là yếu tố cần thiết, quan trọng bậc nhất của thiết kế văn phòng cần lưu ý đến.
Về màu sắc:
Đối với phong cách tân cổ điển, màu sắc được sử dụng nhiều đến nhất là gam màu lạnh: xám, đen, nâu gỗ để tạo điểm nhấn cho sự sang trọng, sự xa hoa. Tuy nhiên đôi khi cũng có thể sử dụng một số gam màu nhẹ nhàng như: trắng, kem, xám nhạt, các màu pastel để tạo không gian thanh lịch và dễ chịu.
Về chất liệu:
Đá:
Đá tự nhiên granite, đá hoa cương thường được sử dụng nhiều cho sàn nhà, mặt bàn và tường, giúp tạo độ bóng bẩy, sang trọng cho không gian.
Gỗ:
Thường được sử dụng các loại gỗ tự nhiên có tiêu chuẩn cao, mang đến vẻ đẹp cổ điển, tạo cảm giác ấm cúng. Không chỉ bền bỉ, chịu được sự va chạm mà còn dễ dàng chạm khắc, tạo các họa tiết trang trí cầu kỳ.
Vải nỉ, nhung và lụa:
Nói đến phong cách tân cổ điển thì phải kể đến những chất liệu mềm mại, sang trọng như nhung, lụa. Những chất liệu này thường được sử dụng để bọc ghế sofa, rèm cửa, gối tựa đem lại vẻ đẹp mềm mại và quý phái của không gian này.
Thủy tinh và pha lê:
Một trong nhưng chi tiết tưởng là nhỏ, nhưng lại đem đến vẻ đẹp tinh tế, xa hoa không thể bỏ qua đó là đèn pha lê và bình thủy tinh. Đây là những đồ vật trang trí dùng để tăng sự lung linh, lộng lẫy cho không gian mang đậm phong cách tân cổ điển.
Các chất liệu này sau khi được kết hợp với nhau sẽ tạo nên một không gian tân cổ điển vừa sang trọng, thanh lịch lại vừa mang lại cảm giác ấm cúng và gần gũi.
Tóm lại, phòng chủ tích mang phong cách tân cổ điển là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ điển tinh tế và tiện ích hiện đại. Điều đó tạo nên không gian làm việc trang trọng, tinh tế và đầy quyền lực của một vị “thuyền trưởng”.
Tìm hiểu thêm một số phong cách thiết kế phòng chủ tịch: Tại đây
=====\
PROCE – GIẢI PHÁP TỔNG THỂ VĂN PHÒNG HẠNG SANG
Website: https://proce.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCmHTphVmf6cD9N9nwbb5kvA
Fanpage: https://www.facebook.com/vanphongnhapkhauProce
GG Business: https://business.google.com/dashboard/l/15115233216900975876
Linkedin: https://www.linkedin.com/company/74359718/admin/
Hotline: 090.115.6767
#thiet_ke_phong_chu_tich
#noi_that_phong_chu_tich
#phong_chu_tich
#noi_that_van_phong_cao_cap
#noi_that_van_phong_nhap_khau