Những lưu ý trong quá trình nghiệm thu nội thất văn phòng cao cấp

06/07/2022 - 06:41
466 views

Nghiệm thu nội thất văn phòng cao cấp có sự khác biệt so với các sản phẩm nội thất khác. Trong đó việc nghiệm thu có thể chia làm nhiều giai đoạn. Ở bài viết này PROCE sẽ cung cấp cho bạn đọc về những lưu ý trong quá trình nghiệm thu sản phẩm. Cụ thể là khi nhận bàn giao nội thất văn phòng cao cấp từ nhà cung cấp chủ đầu tư cần lưu ý những gì. Đây là công đoạn dễ dẫn tới rủi ro và có thể làm tăng chi phí phát sinh sau khi hoàn thành dự án. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp đang muốn thiết kế văn phòng.

Nghiệm thu nội thất văn phòng cao cấp có những bước sau?

Việc tiến hành nhận bàn giao và nghiệm thu hàng hóa có thể diễn ra tại công trình hoặc kho lưu trữ. Việc nghiệm thu hàng hóa giúp đảm bảo răng sản phẩm đúng chủng loại kích thước và chất lượng. Đây cũng là công đoạn hay phát sinh những mẫu thuận giưa nhà cung cấp và chủ đầu tư nhất. Người nghiệm thu cần phải có độ hiểu biết về sản phẩm cũng như dự án để có thể hoàn thành công việc.

Việc nghiệm thu diễn ra không quá nhiều công đoạn trong đó bao gồm các bước:

  • Trước khi nghiệm thu: thống nhất với nhà cung cấp về địa điểm giao nhận hàng hóa. Các thiết kế, bản vẽ kỹ thuật cuối cùng của sản phẩm. Ngoài ra một số nhà cung cấp sẽ có quy cách đóng gói sản phẩm riêng như PROCE.
  • Kiểm tra chi tiết về tính thẩm mỹ và những lỗi ngoại hình có thể phát hiện bằng mắt
  • Tiếp nhận các sản phẩm nội thất văn phòng và tiến hành kiểm tra đo đạc theo bản vẽ kỹ thuật.
  • Nghiệm thu, xác nhận với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Các công tác sử lý sau khi nghiệm thu phát hiện sai hỏng không đạt tiêu chuẩn

Nghiệm thu nội thất văn phòng cao cấp cần lưu ý những gì?

Quá trình nghiệm thu sản phẩm nội thất văn phòng cao cấp nói riêng và nội thất nói chung. Đều cần đến tính tỉ mỉ, nghiêm túc và cẩn thận. Trong toàn bộ quá trình nghiệm thu sản phẩm nội thất văn phòng để đạt được sử hiệu quả. Cũng như giải quyết được các vấn đề một cách nhanh gọn và hài lòng cả hai bên thì cần lưu ý:

  • Cần in ấn và lấy những bản vẽ kỹ thuật cuối cùng đã được thống nhất của sản phẩm. Có nhiều trường hợp khách hàng của PROCE đã bị nhầm lẫn trong vấn đề này. Do trong quá trính thiết kế, đối chiếu với thực tế mà có sự thay đổi về kích thước, màu sắc sản phẩm. Vậy nên hãy chắc chắn bản vẽ bạn cầm đi nghiệm thu là bản cuối cùng.
  • Khi sử dụng dao trổ để mở lớp bọc sản phẩm nên để lưỡi dao ngắn nhất có thể. Việc bọc các sản phẩm nội thất thường được sử dụng bằng màng chít nilong. Khó có thể dùng tay để dứt đứt nên việc sử dụng dao trổ là cần thiết. Tuy nhiên hãy để lưỡng dao trổ ngắn nhất có thể để tránh tình trạng lưỡi dao làm xước bề mặt sản phẩm. Và PROCE còn yêu cầu sử dụng găng tay trong quá trình này.
  • Màu sắc sản phẩm, độ hoàn thiện của bề mặt và mối nối.
  • Đối với các hệ bàn cần sử dụng thước đo chính xác kích thước các bộ phận theo bản vẽ. Trong bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm luôn có chi tiết về kích thước từng bộ phận.

Quá trình KCS sản phẩm cần chú ý những điều gì?

Đầu tiên cần lưu ý là đối với các sản phẩm nhập khẩu cao cấp thì cần kiểm tra cả CO, CQ của sản phẩm. Còn đối với các sản phẩm sản xuất trong nước cần có đầy đủ tiêu chuẩn hãng đi kèm. Điều này đảm bảo bạn đang nhận được những sản phẩm chính hãng đã đặt hàng.

Trong quá trình KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) đầu tiên hãy quan sát thật kỹ về kiểu dáng và màu sắc. Đảm bảo rằng nó đúng theo hình ảnh mô ta được đính kèm (nếu có), thông thường thì sẽ luôn đúng. Quan sát thật kỹ bề mặt sản phẩm phải không được trầy xước, tróc sơn. Đặc biệt là các góc cạnh sản phẩm nơi rất dễ bị va chạm hỏng hóc.

Trong quá trình kiểm tra kích thước từng chi tiết sản phẩm nên kết hợp với việc kiểm tra bề mặt chi tiết. Vừa kiểm tra độ chính xác của kích thước vừa kiểm tra tính thẩm mỹ của các mối nối. Các mối nối phải nhẵn mịn, không có khoảng cách quá lớn đặc biệt là ở viền bo của các mặt bàn. Ngoài ra nếu có một vài dấu sơn bị bong hãy ghi nhận lại để có biện pháp xử lý từ nhà cung cấp.

Hoàn thành nghiệm thu cần những yếu tố gì?

Quá trình KCS xong thì chuyển sang giai đoạn nghiệm thu. Giai đoạn này nếu các sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn thì chỉ cần xác nhận từ hai bên là hoàn thành. Còn nếu có sản phẩm không đạt tiêu chuẩn có hai thức xử lý tùy thuộc vào số lượng sai hỏng.

Nếu sai hỏng nhỏ như bong sơn ở một vài điểm nhỏ, xước nhỏ, hai mặt phẳng chưa đều do lắp đặt. Có thể xác nhận lại bằng văn bản kèm hình ảnh và yêu cầu nhà cung cấp khắc phục. Những lỗi này không nghiêm trọng và rất dễ gặp phải do quá trình vận chuyển. Tùy vào nhà cung cấp mà thời gian để xử lý có thể tùy chỉnh. Đối với PROCE thì thời gian tối đa là 1 ngày.

Còn nếu sai hỏng về kích thước sản phẩm hay ngoại hình bị ảnh hưởng nặng thì từ chối nhận hàng. Và xác nhận lại thời gian nghiệm thu sau.

=====\

????? – GIẢI PHÁP TỔNG THỂ VĂN PHÒNG HẠNG SANG

Website: https://proce.vn/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCmHTphVmf6cD9N9nwbb5kvA

Fanpage: https://www.facebook.com/vanphongnhapkhauProce

GG Business: https://business.google.com/dashboard/l/15115233216900975876

Linkedin: https://www.linkedin.com/company/74359718/admin/

Hotline: 090.115.6767

Tin liên quan
0981.388.806