Người tiên phong mang nội thất văn phòng hạng sang về Việt Nam

18/12/2020 - 04:14
975 views

Không gian làm việc hiện đại, sang trọng, khơi gợi cảm hứng sáng tạo… luôn là niềm mơ ước của giới công sở. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều doanh nghiệp nổi tiếng thế giới như Google, Facebook, KPMG… đều chú trọng đầu tư vào môi trường làm việc. Bởi văn phòng không chỉ là nơi nhân tài quy tụ để cùng kiến tạo nên giá trị cho doanh nghiệp, mà còn là phương tiện để doanh nghiệp khẳng định vị thế, tầm vóc của mình với khách hàng, đối tác. 

 Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã sẵn sàng thấy lợi ích từ việc đầu tư cho văn phòng hạng sang hay chưa? Sự khác biệt trong tư duy kinh doanh của người Việt và doanh nhân quốc tế được thể hiện như thế nào?… Câu chuyện đầu năm mới Kỷ Hợi của chúng tôi với doanh nhân Nguyễn Văn Bình – nhà sáng lập thương hiệu PROCE (www.proce.vn) đã được bắt đầu như vậy!

Tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đồ nội thất hạng sang hẳn là một “cú rẽ” bất ngờ đối với một thầy giáo dạy ngoại ngữ. Lý do của việc này là gì thưa anh?

 Không chỉ mình chị bất ngờ đâu, tất cả người quen và người thân của tôi đều ngạc nhiên khi tôi lựa chọn chuyển hướng sang con đường kinh doanh. Tôi đã có thời gian công tác tại khoa ngoại ngữ của trường Đại học Hà Nội, nhưng bởi vì niềm đam mê với đồ nội thất quốc tế nên tôi “rẽ ngang” sang công việc kinh doanh nội thất. 

Ở lĩnh vực mới này, tôi có nhiều cơ hội đi công tác nước ngoài và trong một lần tình cờ công tác tại Singapore, các đối tác mời chúng tôi thăm trụ sở của họ. Bước vào văn phòng của họ, tôi bị choáng ngợp bởi một nơi làm việc không chỉ sang trọng, hiện đại, mà mọi thiết bị, bàn, ghế đều vô cùng hoàn thiện, chỉnh chu đến từng chi tiết. Ngay lúc đó, tôi đã nghĩ: “Wow, chắc chắn một điều mình chưa nhìn thấy một văn phòng nào như vậy tại Việt Nam. Và dứt khoát thị trường Việt Nam sẽ có đất!” – Ấn tượng lúc ấy quả thực rất mạnh mẽ và ý tưởng kinh doanh của tôi cũng bắt đầu nhen nhóm từ đó.

Từ niềm yêu thích ban đầu để đi đến kết quả là xây dựng thương hiệu PROCE đi đầu về nội thất văn phòng hạng sang, động lực và niềm tin nào để anh nghĩ mình sẽ thành công? 

 Khi trở về Việt Nam, năm 2010, tôi quyết định thành lập thương hiệu PROCE với mục tiêu cung cấp giải pháp nội thất tổng thể cho văn phòng hạng sang. Tôi cũng ý thức được thử thách phía trước là không hề nhỏ, bởi mình chỉ tập trung phục vụ những khách hàng sảnh sỏi và khó tính nhất. Nhưng ngược lại, điều này lại thỏa mãn được niềm đam mê của tôi với lĩnh vực nội thất xa xỉ. 

Nhưng trước tiên, cần phải khẳng định, khi khởi nghiệp, tôi không cho rằng mình có tài năng nổi bật, cũng không có nguồn lực bên ngoài trợ giúp. Do đó, tôi cùng tập thể anh em nhân viên công ty chỉ có thể làm việc bằng hết sức lực và sự chăm chỉ của mình. Tôi thường hay chia sẻ với đối tác: “Trong hàng trăm doanh nghiệp đang cố gắng kiếm tiền, chúng tôi là doanh nghiệp hiếm hoi muốn làm việc để thể hiện đam mê và uy tín – hơn là làm việc vì tiền”. Đơn giản là các đối tác cũng cảm nhận được điều đó và đồng ý hợp tác cùng chúng tôi.

Mặt khác, may mắn là ngay từ những lần giao dịch đầu tiên, PROCE đã sớm nhận được cảm tình và lòng tin của khách hàng. Dù hợp đồng dù lớn hay nhỏ, chúng tôi vẫn luôn chú ý đến từng chi tiết để tạo nên diện mạo ấn tượng gọn gàng, tinh tế trong các văn phòng của khách hàng. Cũng bởi sự cầu toàn đó, khách hàng mới cảm thấy tin tưởng, quý mến và muốn gửi gắm toàn bộ văn phòng của họ để PROCE thực hiện. 

Trong mấy tháng đầu thành lập, những hợp đồng đầu tiên, phần lớn tới từ các doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đa quốc gia, đã củng cố niềm tin trong tôi rằng PROCE đã đi đúng hướng.

Tôi có thể hiểu là tiền đề cho thành công của PROCE đã xuất hiện từ rất sớm?

Cũng có thể xem là như vậy. Điểm rất thuận lợi là vào thời điểm những năm 2010, thị trường nội thất văn phòng hạng sang gần như vắng bóng doanh nghiệp trong nước. Tôi nhớ đâu đó chỉ có 1, 2 doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh mặt hàng này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của chính các công ty Nhật đang hoạt động tại Việt Nam. 

Tôi nhận thấy rằng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là công ty đa quốc gia là luôn có. Tuy nhiên, thị trường này lại hoàn toàn bị bỏ ngỏ vì chưa có nhà cung cấp nào đủ khả năng phục vụ các dự án lớn cho họ. Vậy, cơ hội là ở đây chứ đâu nữa (cười).

Một sản phẩm hạng sang thì giá trị không hề nhỏ, khách hàng khi tìm đến sản phẩm này tất nhiên yêu cầu cũng không hề thấp. Vậy theo anh yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chi tiền của khách hàng?

Sản phẩm hạng sang rất kén người chơi. Các chủ doanh nghiệp khi đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế thường không đánh giá cao sản phẩm phân khúc thấp hơn bởi yếu tố thẩm mỹ, giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế lâu dài. Và thực tế là PROCE chủ yếu phục vụ những khách hàng sành sỏi, kỹ tính như vậy. 

Đó là chưa kể phần lớn doanh nghiệp đa quốc gia thường coi việc đầu tư vào nội thất văn phòng chất lượng cao là khoản đầu tư khôn ngoan, có giá trị sử dụng tối thiểu 5 năm. Nhờ đó, họ vừa nâng cao được hiệu quả lao động, vừa tạo nên ấn tượng đẹp khi tiếp xúc với khách hàng, đối tác. 

Cũng bởi vậy, thay vì mua chiếc bàn, chiếc ghế đơn lẻ, họ thường chủ động tìm đến PROCE để lựa chọn sản phẩm tốt cũng như tìm kiếm giải pháp đầu tư toàn diện cho văn phòng.

Anh nói nhu cầu sử dụng sản phẩm chủ yếu đến từ các doanh nghiệp ngoại. Điều này được lý giải như thế nào? Phải chăng xuất phát từ tâm lý tiêu dùng của khách hàng?

Tại Việt Nam có sự khác biệt lớn khi bước chân vào văn phòng làm việc của những doanh nghiệp nước ngoài, công ty đa quốc gia với các doanh nghiệp thuần Việt. Trong khi đa số các doanh nghiệp ngoại đầu tư bài bản cho môi trường làm việc, thì các doanh nghiệp trong nước chú trọng đến việc này còn rất hạn chế.

 Chiến lược kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Tôi đặc biệt ngưỡng mộ với câu chuyện của nhiều chủ doanh nghiệp người Nhật chỉ thuê chiếc Innova để đi làm nhưng sẵn sàng đầu tư cả triệu đô cho bàn ghế nhân viên. Các công ty kiểm toán, kế toán, kiến trúc của họ đầu tư cả ngàn đô cho một chiếc ghế, để người lao động của họ dù phải làm việc từ 8 – 12 tiếng/ngày vẫn cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cống hiến.

Thiết nghĩ một doanh nghiệp có thể không phải là nơi trả lương cao nhất, nhưng nếu tạo được môi trường làm việc kích thích tính sáng tạo, coi trọng sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần cho người lao động – chắc chắn là điểm đến để họ làm việc lâu dài. Sự chuyển biến trong tư duy này tại Việt Nam đang là xu hướng tất yếu, nhưng có lẽ để toàn bộ các doanh nghiệp trong nước thấu hiểu được điều này sẽ phải cần thêm một vài năm nữa.

“Nắm bắt được tâm lý của khách hàng sẽ khởi đầu cho thành công” – Điều này liệu có đúng với PROCE?

Quả thực ngay từ khi thành lập PROCE, tôi đã xác định không chỉ bán sản phẩm mà còn cung cấp giải pháp tổng thể cho văn phòng, từ tư vấn quy hoạch mặt bằng tổng thể, thiết kế văn phòng cho các lãnh đạo, tới thi công lắp đặt… Chỉ khi được đầu tư một cách đồng bộ như vậy, doanh nghiệp mới đạt được diện mạo của một tổ chức tầm cỡ quốc tế. Nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp đa quốc gia đã lựa chọn sản phẩm và dịch vụ tư vấn thiết kế của PROCE bởi họ cảm thấy yên tâm khi làm việc với một “người bạn đồng hành” như chúng tôi. 

 Tôi tin PROCE đang là lựa chọn tốt nhất trong phân khúc nội thất cao cấp tại Việt Nam. Chúng tôi hiện có nhiều đối tác lớn trong nước và quốc tế, nắm trong tay các hợp đồng có giá trị hàng triệu USD. Có thể kể đến những cái tên như Gentherm Greenfield, Tập Đoàn MERAP, Long Giang, Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Ivy Moda…

Chuyên phân phối các sản phẩm nội thất hạng sang trong khi số lượng các hãng sản xuất nội thất nước ngoài là không ít, anh đã đặt ra những tiêu chí nào khi lựa chọn đối tác cung cấp sản phẩm?

Thông thường khi đi khảo sát thị trường nước ngoài hay tham gia những triển lãm nội thất quốc tế, tôi không mất thời gian la cà để tìm hiểu nhiều nhãn hiệu. Ngược lại, tôi “khoanh vùng” luôn từ đầu TOP 5 thương hiệu và nhà sản xuất có thâm niên và uy tín nhất để tìm hiểu sản phẩm và đàm phán phương thức hợp tác. 

 Ngày nay, PROCE đã “chắt lọc” được 20 nhà sản xuất đẳng cấp nhất của thế giới như Zueco, Okamura, Herman Miller, SteelCase… để trở thành đối tác phân phối tại thị trường Việt Nam. Chính bởi vậy mới có chuyện là khi khách hàng liên hệ để được tư vấn, họ chỉ cần nhìn mác nhãn hiệu “phân phối bởi PROCE” là đã yên tâm về chất lượng, vấn đề còn lại là mức giá và phương án thiết kế tổng thể mà thôi (cười).

Con người vẫn được xem là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Tại doanh nghiệp của anh, vấn đề nhân sự được đặt ở vị trí nào trên con đường phát triển PROCE?

Nội thất hạng sang cũng giống như ngành thời trang xa xỉ, phụ thuộc rất lớn vào tài năng của những nhà tư vấn thiết kế. Tôi hiểu rằng để phục vụ được những khách hàng khó tính, luôn đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ, kiến thức chuyên môn cao thì mình phải có trong tay những đội ngũ thiết kế “cứng” và xứng tầm.Chính bởi vậy, chúng tôi sẵn sàng đầu tư từ 5-7 năm để phát triển đội ngũ nhân sự từ thiết kế, kỹ thuật tới tư vấn bán hàng có đủ tầm và kinh nghiệm để thỏa mãn những yêu cầu khắt khe của khách hàng.

Đội ngũ nhân viên của chúng tôi không chỉ được đào tạo bài bản mà còn được cử đi công tác nước ngoài để trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, cọ sát với các nhãn hiệu nổi tiếng. Cùng với đó, chúng tôi mời các chuyên gia nước ngoài về tư vấn và cập nhật các xu hướng thiết kế văn phòng mới, thời thượng nhất để phục vụ các dự án lớn.

Trong khi thị trường Việt Nam tiếp tục có sự chuyển biến và hội nhập, kế hoạch của PROCE là gì? Anh có đặt kỳ vọng vào thị trường quốc tế không?

Mục tiêu lớn nhất của tôi là đưa PROCE trở thành một Hub kết nối các thương hiệu nội thất xa xỉ trên thế giới với thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, RICO Group đang “khoanh vùng” và thăm dò các thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á, nhằm mang đến cái nhìn chuyên sâu, toàn cảnh về thị trường mới. 

Chúc anh và PROCE ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới!

Tin liên quan
0981.388.806